Từ nguyên và ý nghĩa Qur’an

Từ qurʼān xuất hiện khoảng 70 lần trong kinh Quran và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó là danh động từ (maṣdar) của động từ qaraʼa (قرأ) trong tiếng Ả Rập mang nghĩa „Anh ấy đọc“ hay „Anh ấy diễn xướng“. Từ tương đương trong tiếng Syriac là qeryānā (ܩܪܝܢܐ), ám chỉ „xướng kinh“ hay „bài học“.[7] Trong khi một số học giả phương Tây cho rằng từ này bắt nguồn từ tiếng Syriac, phần đông các nhà chức trách Hồi giáo giữ quan điểm cho rằng từ này bắt nguồn từ chính qaraʼa. Bất chấp việc nó đã trở thành một thuật ngữ tiếng Ả Rập dưới thời Muhammad.[2] Một trong những ý nghĩa quan trọng của từ này đó là „nghi thức diễn xướng“ như được phản ánh trong một đoạn đầu của Quran:

إِنَّ عَلَيْنَا جَمْعَهُ وَقُرْآنَهُ
„Quả thật, TA có nhiệm vụ tom góp Nó và xướng đọc Nó (qurʼānahu)."

— Surah 75:17[8]

Trong các câu khác, từ đề cập đến "một lối đi riêng được xướng đọc [bởi Muhammad]". Bối cảnh phụng vụ của nó có thể được nhìn thấy trong một số đoạn, ví dụ: "Và khi al-qurʼān được xướng đọc, hãy lắng nghe và giữ im lặng để may ra các người nhận được hồng ân [của Allah].“[9] Từ này cũng có thể giả định ý nghĩa của một thánh kinh được hệ thống hóa khi đề cập với kinh điển khác như Ngũ Thư (Torah) và Phúc Âm.[10]

Thuật ngữ này cũng có những từ đồng nghĩa có liên quan chặt chẽ đến nó được sử dụng trong toàn thiên kinh Qur'an. Mỗi từ đồng nghĩa đều sở hữu ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng việc sử dụng nó có thể đồng quy với từ Qur'an trong ngữ cảnh nhất định. Những thuật ngữ này bao gồm [kitāb] lỗi: {{transl}}: tiêu chuẩn chuyển tự không rõ: (trợ giúp) (کتاب‎‎, sách); [āyah] lỗi: {{transl}}: tiêu chuẩn chuyển tự không rõ: (trợ giúp) (آية, dấu hiệu); và [sūrah] lỗi: {{transl}}: tiêu chuẩn chuyển tự không rõ: (trợ giúp) (سورة‎‎, kinh sách). Hai thuật ngữ sau cùng cũng đồng thời biểu thị cho sự mặc khải. Trong phần lớn văn cảnh, thường đi chung với mạo từ xác định (al-), từ này được gọi là "mạc khải" (وحي, waḥy), điều đã được "gửi xuống" (tanzīl) trong một khoảng thời gian.[11][12] Những từ có liên quan khác là: dhikr (ký ức), được sử dụng để tham chiếu đến Kinh Qur'an khi mang ý nghĩa như là một lời nhắc nhở, cảnh báo. Hikmah (حكمة, trí tuệ) đôi khi đề cập đến sự mặc khải hoặc một phần của nó.[2][13]

Qur’an tự miêu tả nó là "tiêu chuẩn phân biệt” (الفرقان, al-furqān), „Quyển kinh mẹ“ (لأم اكـتـاب, umm al-kitāb), „Chỉ đạo“ (هُدى, huda), "sự khôn ngoan" (حكمة‎‎, hikmah), "ký ức" (ذِکْر‎‎, dhikr), "mạc khải" (تنزيل, tanzīl). Những thuật ngữ khác được dùng để ám chỉ thiên kinh là al-Kitab (Sách), mặc dù trong tiếng Ả Rập, nó cũng được dùng để chỉ những thánh kinh khác như Ngũ Thư hay Phúc Âm. Thuật ngữ mus'haf („bản ghi tay“) không chỉ thường được sử dụng để chỉ những bản thảo riêng biệt của Thiên kinh Qur’an mà còn được sử dụng trong Kinh Qur'an để xác định những cuốn kinh trước nó.[2] Những bản dịch khác của từ „Qur'an" bao gồm "al-Coran", "Coran", "Kuran", và "al-Qur'an".[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Qur’an http://www.britannica.com/eb/article-68890/Quran http://www.iequran.com http://oed.com/search?searchType=dictionary&q=Kora... http://oed.com/search?searchType=dictionary&q=Qura... http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://www.oxfordislamicstudies.com/article/opr/t1... http://www.prometheusbooks.com/index.php?main_page... http://www.slate.com/articles/news_and_politics/ex... http://cal.huc.edu/searchroots.php?pos=N&lemma=qry... http://cdi.uvm.edu/collections/getCollection.xql?p...